Mục lục bài viết
Nội dung
- Toán tử gán
- Toán tử số học
- Toán tử 1 ngôi
- Toán tử so sánh
- Toán tử luận lý điều kiện
- Toán tử tiền tố, hậu tố
- Độ ưu tiên toán tử
Toán tử gán
Ký hiệu | Mô tả | Ví dụ |
= | Gán toán tử hạng hai cho toán tử hạng nhất | a = 1 |
+= | Cộng hoặc nối chuỗi toán hạng sau vào toán hạng đầu và gán kết quả cho toán hạng đầu | a += 1 |
-= | Trừ toán hạng sau khỏi toán hạng đầu và gán kết quả cho toán hạng đầu. | a -= 1
a=a-1 |
*= | Nhân toán hạng sau vào toán hạng đầu và gán kết quả cho toán hạng đầu | a *= 2 |
/= | Chia toán hạng sau cho toán hạng đầu và gán kết quả cho toán hạng đầu | a /= 2 |
Toán tử số học
Toán tử | Mô tả |
+ | Cộng |
– | Trừ |
* | Nhân |
/ | Chia |
% | Chia lấy phần dư
5/2=2 5%2=1 |
- A%B bằng 0 ó A chia hết cho B, hay B là ước số của A
- A%2 bằng 0 -> A là số chẵn
Toán tử 1 ngôi
Toán tử | Mô tả |
+ | Chỉ định giá trị không âm |
– | Chỉ định giá trị âm |
++ | Tăng giá trị lên 1 |
— | Giảm giá trị đi 1 |
! | Phép toán phủ định trên một giá trị luận lý |
Toán tử so sánh
Toán tử | Mô tả |
== | So sánh bằng
Chỗ này ta hay sai, vì ta có thói quen gõ 1 dấu bằng (=) |
!= | So sánh không bằng |
> | So sánh lớn hơn |
>= | So sánh lớn hơn hoặc bằng |
< | So sánh nhỏ hơn |
<= | So sánh nhỏ hơn hoặc bằng |
- Nhập vào 1 điểm, Nếu điểm >=9 và <=10 thì xếp loại giỏi
- If(9<=diem<=10) -> SAI vì C# nó không hiểu
- If(diem>=9 && diem <=10) -> C# mới hiểu
Toán tử luận lý điều kiện
Toán tử | Mô tả |
&& | Phép toán luận lý VÀ (AND) trên 2 giá trị. Kết quả trả về TRUE khi cả hai đều đúng |
|| | Phép toán luận lý HOẶC (OR) trên 2 giá trị. Kết quả trả về FALSE khi cả hai đều sai |
?: | Toán tử điều kiện |
Toán tử tiền tố, hậu tố
Toán tử | Mô tả |
++ | Tăng một giá trị |
— | Giảm một giá trị |
int a=5;
a++; -> tự tăng a lên 1 đơn vị -> a=6
int b=5;
++b; -> tự tăng b lên 1 đơn vị -> b=6
int c=5;
c–; -> c=4
Nếu ++, — mà đứng đằng sau biến -> Postfix
Còn đằng trước gọi là Prefix
int a=5, b =8;
int c=a++ – ++b -5;
B1) b=9
B2)5-9-5=-9
B3)c=-9
B4)a=6
Trong trường hợp postfix và prefix nằm trong 1 biểu thức hỗn hợp thì cách xử lý như sau:
- Bước 1: Ưu tiên xử lý Prefix trước
- Bước 2: Thực hiện các phép toán còn lại
- Bước 3: gán giá trị cho biến bên trái dấu bằng
- Bước 4: tiến hành tính postfix
int a=5, b =8, c=9;
int z=++a – –b + c++ -2;
B1)a=6, b=7
B2)6 – 7+ 9 – 2=6
B3)z=6
B4) c=10
int a=5, b =8, c=9;
int z=++a – b++ – –c +2;
Độ ưu tiên giữa các toán tử
Thứ tự | Toán tử |
1 | Các toán tử đơn như: +, -, ++, — |
2 | Các toán tử số học *, /, +, – |
3 | Các toán tử quan hệ >, <, >=, <=, ==, != |
4 | Các toán tử luận lý &&, ||, ?: |
5 | Các toán tử gán =, *=, /=, +=, -= |
Chú ý quan trọng:
Ta nên dùng ngoặc tròn () để quy định biểu thức nào sẽ được thực hiện trước để tránh nhầm lẫn
int a= ((5*(2+3))/4)-8;
502 lượt xem07/03/2022 Ứng Dụng Miễn Phí